Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Chia_cắt_Triều_Tiên

Công dân Hàn Quốc biểu tình chống lại sự quản lý của quân Đồng Minh vào tháng 12 năm 1945

Vào tháng 12 năm 1945, tại hội nghị Moskva, quân Đồng Minh đồng ý rằng Liên Xô, Hoa Kỳ, Cộng hòa Trung Quốc, và Anh sẽ tham gia vào sự quản lý Triều Liên lên đến 5 năm trước khi tiến đến độc lập. Nhiều người Triều Tiên yêu cầu được độc lập ngay lập tức; tuy nhiên, Đảng Cộng sản Triều Tiên, có liên kết chặt chẽ với Đảng Cộng sản Liên Xô, ủng hộ sự quản lý này.[16][17]

Một Hội đồng kết hợp Liên Xô-Hoa Kỳ gặp nhau vào năm 1946 và 1947 để làm việc tiến tới một chính quyền thống nhất, nhưng không đạt được tiến triển do sự gia tăng sự phản đối Chiến tranh Lạnh và phản đối của người Triều Tiên với sự quản lý này.[18] Trong lúc đó, sự phân chia giữa hai khu vực trở nên sâu sắc hơn. Sự khác biệt về chính sách giữa hai quyền lực cai trị dẫn đến sự phân cực về chính trị, và sự chuyển đổi dân số những phía Bắc và phía Nam.[19] Vào tháng 5 năm 1946 việc đi qua vĩ tuyến 38 mà chưa được cho phép trở thành trái pháp luật.[20]

Hoa Kỳ chiếm đóng phía nam bán đảo Triều Tiên

Lyuh Woon-hyung phát biểu tại Ủy ban Chuẩn bị Độc Lập Triều Tiên tại Seoul vào ngày 16 tháng 8 năm 1945

Với việc chính phủ Mỹ lo sợ sự mở rộng của Liên Xô, và chính quyền Nhật Bản tại Hàn Quốc cảnh báo về sự trống quyền lực, ngày chiếm giữ của Hoa Kỳ được đưa ra ba lần.[3]

Vào ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đại tướng Douglas MacArthur thông báo rằng Trung tướng John R. Hodge quản lý các vấn đề của Triều Tiên, và Hodge hạ cánh tới Incheon cùng với quân đội của ông ngày hôm sau. Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc lúc này đang hoạt động tại Trung Quốc, gửi phái đoàn với ba phiên dịch viên đến gặp Hodge, nhưng ông ấy từ chối gặp mặt họ.[21] Tương tự, Hodge từ chối công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên mới hình thành và Ủy ban Nhân dân của nó, và cấm nó vào ngày 12 tháng 12.[22]

Vào tháng 9 năm 1946, hàng ngàn công nhân và nông dân khởi nghĩa chống lại chính phủ quân quản Hoa Kỳ. Cuộc khởi nghĩa này bị dập tắt nhanh chóng, và thất bại trong việc ngăn chặn cuộc bầu cử vào tháng 10 sắp tới của Hội đồng Lập pháp Quốc tế tạm thời Hàn Quốc.

Nhà hoạt động chống cộng sản mãnh liệt Syngman Rhee, người từng là chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời và sau đó là một nhà vận động hành lang ủng hộ Hàn Quốc ở Mỹ, đã trở thành chính trị gia nổi bật nhất ở miền Nam. Rhee gây áp lực cho chính phủ Mỹ từ bỏ các cuộc đàm phán về quản lý và thành lập một nước Cộng hòa Triều Tiên độc lập ở phía nam.[23] Vào ngày 19 tháng 7 năm 1947, Lyuh Woon-hyung, nhà chính trị cao cấp cuối cùng ủng hộ đối thoại song phương, bị ám sát bởi một người cánh hữu.[24]

Chính phủ chiếm đóng tiến hành một số chiến dịch quân sự chống lại các phần tử nổi dậy cánh tả. Trong vòng một vài năm, khoảng 30.000[25] đến 100.000 người bị giết.[26]

Liên Xô chiếm đóng phía bắc bán đảo Triều Tiên

Lễ chào đón Hồng quân tại Bình Nhưỡng vào ngày 14 tháng 10 năm 1945

Khi quân Liên Xô tới Bình Nhưỡng, họ thành lập một chi nhánh địa phương của Ủy ban Chuẩn bị Độc lập Triều Tiên hoạt động dưới sự lãnh đạo của cựu chiến binh quốc gia Cho Man-sik.[27] Quân Liên Xô cho phép những "Ủy ban Nhân dân" (thân với Liên Xô) hoạt động. Đại tướng Terentii Shtykov thành lập Chính quyền Nhân dân Liên Xô, quản lý các ủy ban và đưa những nhà hoạt động cộng sản vào những vị trí chủ chốt.

Vào tháng 2 năm 1946 một chính phủ lâm thời gọi là Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên được thành lập dưới quyền của Kim Nhật Thành, người đã dành những năm cuối trận chiến luyện tập với quân Liên Xô tại Manchuria. Xung đột và các cuộc đấu tranh quyền lực xảy ra ở các cấp cao nhất của chính phủ ở Bình Nhưỡng vì nhiều người khác nhau khao khát giành quyền lực trong chính phủ mới. Tháng 3 năm 1946 chính quyền lâm thời đã thiết lập một chương trình cải cách ruộng đất rộng lớn: đất đai thuộc sở hữu của chủ sở hữu đất Nhật Bản và cộng sự đã được chia và phân phối lại cho nông dân nghèo.[28] Từ việc sắp xếp thường dân nghèo và lao động nông nghiệp dưới sự quản lý của từng ủy ban nhân dân, một chiến dịch quần chúng toàn quốc đã phá vỡ sự kiểm soát của các tầng lớp, giai cấp cũ. Địa chủ chỉ được phép giữ lại phần đất giống như những người dân nghèo mà đã từng mướn đất của họ, do đó tạo nên sự phân phối đất đai đều đặn hơn nhiều. Cải cách ruộng đất Triều Tiên được hoàn thành một cách ít bạo lực hơn so với tại Trung Quốc hoặc tại Việt Nam. Theo một nguồn chính thức của Mỹ: "Từ những gì được thuật lại, các trưởng làng cũ đã bị loại ra bởi một lực lượng chính trị mà không có đổ máu, nhưng chính quyền hết sức cẩn thận để ngăn cản việc họ trở lại nắm quyền."[29] Những người nông dân phản ứng một cách tích cực; nhiều địa chủ cũ chạy xuống phía nam, nơi một số người trong đó đã giành được những vị trí trong chính phủ Hàn Quốc. Theo chính phủ quân đội Hoa Kỳ, 400.000 người Triều Tiên đã chạy xuống phía nam tị nạn.[30]

Các ngành công nghiệp chủ chốt đã được quốc hữu hóa. Tình hình kinh tế ở miền Bắc cũng gặp khó khăn như ở miền Nam, vì người Nhật đã tập trung nông nghiệp ở miền Nam và công nghiệp nặng ở miền Bắc. Miền Bắc thiếu lương thực còn miền Nam thiếu hàng công nghiệp.

Quân Liên Xô rời khỏi Triều Tiên năm 1948.[31]

Can thiệp của Liên Hợp Quốc và sự hình thành các chính phủ riêng biệt

Biểu tình tại Hàn Quốc ủng hộ Ủy ban Phối hợp Hoa Kỳ-Liên Xô năm 1946Bầu cử Nam Triều Tiên vào ngày 10 tháng 5 năm 1948

Với việc Hội đồng Ủy ban Phối hợp không đạt được tiến triển, Hoa Kỳ đưa vấn đề này tới Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1947. Liên Xô phản đối sự can thiệp của Liên Hợp Quốc. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn hơn đối với Liên Hợp Quốc so với Liên Xô.[32] Liên Hợp Quốc đưa ra giải pháp vào ngày 14 tháng 11 năm 1947, tuyên bố rằng những cuộc bầu cử tự do nên được tổ chức, quân đội nước ngoài nên rút lui, và một ủy ban của Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên,Ủy ban Liên Hợp Quốc Tạm thời tại Triều Tiên (UNTCOK) nên được thành lập. Liên Xô tẩy chay việc bầu cử và không xem xét đây là một giải pháp, cho rằng Liên Hợp Quốc sẽ không đảm bảo được những cuộc bầu cử công bằng. Vì Liên Xô không hợp tác, họ quyết định chỉ tổ chức bầu cử dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc tại phía nam.[33][34] Một số đại biểu UNTCOK cảm thấy điều kiện tại phía nam thuận lợi một cách không công bằng cho những ứng cử viên cánh hữu, nhưng ý kiến này đã bị bác bỏ.[35]

Quyết định tiến hành các cuộc bầu cử riêng rẽ đã không được nhiều người Triều Tiên ưa chuộng, họ đã nhìn nhận nó như một khởi đầu đầu cho sự chia cắt đất nước. Các cuộc đình công phản đối quyết định bắt đầu vào tháng 2 năm 1948.[20] Vào tháng 4, người dân đảo Jeju khởi nghĩa chống lại sự phân chia đang nổ ra tại đất nước. Quân đội Nam Triều Tiên được gửi đến để dập tắt cuộc nổi loạn. Theo ước tính hàng chục nghìn người dân trên đảo đã bị giết, 70% số làng bị đốt bởi quân đội Nam Triều Tiên.[36] Cuộc nổi dậy đã bùng lên trở lại với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên.[37]

Vào tháng 4 năm 1948, một hội nghị của các tổ chức từ miền nam và miền bắc gặp nhau tại Bình Nhưỡng, nhưng hội nghị này không đưa ra được kết quả nào. Những nhà chính trị gia miền nam Kim KooKim Kyu-sik tham dự hội nghị và tẩy chay các cuộc bàu cử tại miền nam, cũng giống như các chính trị gia và các đảng khác.[38][39] Kim Koo bị ám sát vào năm tiếp theo.[40]

Vào ngày 10 tháng năm 1948, miền Nam tổ chức một cuộc bầu cử. Vào ngày 15 tháng 8, "Đại Hàn Dân Quốc" chính thức tiếp nhận quyền lực từ quân đội Mỹ, với Syngman Rhee là tổng thống đầu tiên. Tại miền Bắc, "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên" được thành lập vào ngày 9 tháng 9, với Kim Nhật Thành làm thủ tướng.

Ngày 12 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp nhận báo cáo của UNTCOK và tuyên bố Cộng hòa Hàn Quốc là "chính phủ hợp pháp duy nhất tại Triều Tiên".[41]